Tại sao NFT lại có giá trị - Tại sao đồ sưu tầm lại có giá trị ?


 

 🤷
Có phải chúng ta thường nghĩ rằng : “những thứ trên mạng internet đều là những thứ miễn phí và chúng ta có thể, sao chép, cắt dán và sử dụng chúng một cách tự nhiên và nếu không chúng ta sẽ tự động rời đi khi nó thu phí”.
Đây chính là lý do khiến đại đa số con người ngày nay lại không thể hiểu nổi tại sao lại có người lại bỏ ra hàng ngàn thậm chí là hàng triệu đô la $ để sở hữu một Token không thể thay thế (NFT).
Quay ngược dòng lịch sử “điểm mặt các NFT trị giá hàng ngàn Đô La”
Khoan khoan, sau khi đọc hết nội dung của bài viết. Mọi người có thể bình luận tại sao người ta lại mua NFT của hai câu chuyện này với mức giá như thế được chứ? Chúng ta sẽ thảo luận cùng nhau và để xem kết quả thật sự nằm sau “GIÁ TRỊ” của chúng là gì nhé
🔸 Câu chuyện thứ nhất : Beeple “Nghệ sĩ nghệ thuật kỹ thuật số kiếm 69 Triệu Đô La”
Cách đây hơn 40 năm, Mike Winkelmann (Beeple) đã bắt đầu con đường sáng tạo nghệ thuật kỹ thuật số từ con số 0 bởi vì ông là một nhà khoa học máy tính, ông nỗ lực vẽ mỗi ngày với mong muốn cải thiện kĩ năng của mình. Tính từ thời điểm đó đến hiện nay, bộ sưu tập của ông đã có hơn 5100 tác phẩm, sau đó ông mang những tác phẩm đó đi in và bán với giá 100 USD cho mỗi ấn phẩm.
Thật phi lý khi một nhà sáng tạo nghệ thuật lại bán các bản dưới dạng vật chất thật là phi hợp lí, ông biết đến NFT và sử dụng chúng cho những tác phẩm nghệ thuật của mình.
🔸 Câu chuyện thứ hai : MEME “Cô gái thảm hoạ - Disaster Girl” trị giá hơn 700.000 Đô La.
Tháng 1 năm 2005, Dave Roth đã vô tình ghi lại dấu ấn lịch sử và sau này trở thành meme đỉnh cao trên mạng Internet khi đã vô tình chụp người con gái tên Zoe mới lên 4. Cô gái đức trước một ngôi nhà đang bốc cháy với vẻ mặt tinh nghịch nhìn vào óng kính. Bức ảnh này lan toả một cách nhanh chóng, ngoài tai những ý kiến trái chiều về sự đau thương hơn là sự thích thú. Bức ảnh đã trở nên nổi tiếng như một cơn sốt. Sau hơn 16 năm, @3Fmusic đã mua bức ảnh dưới dạng một NFT với giá 180 ETH tương đương hơn 700.000 vào thời điểm mà bài viết trong quyển sách “NFT Handbook – tác giả : Willey” đã viết.
Mình biết là các bạn mới tiếp xúc sẽ rất khó hiểu, nhưng tin mình đi phần bên dưới sẽ mở cửa tâm hồn cho bạn.
💥 Hãy xem NFT như một đồ vật sưu tầm - Một đồ vật sưu tầm thông minh bậc nhất
1. BẰNG CHỨNG VỀ NGUỒN GỐC VÀ XUẤT XỨ 🌄
Nguồn gốc xuất xứ luôn là tiêu chí đầu tiên tạo nên một đồ vật có giá trị, giống như dạng một danh sách lưu trữ những người tham gia – mua bán món đồ vật và quyền sở hữu chúng. Đây sẽ được xem là một bằng chứng thuyết phục cho món đồ vật sưu tầm.
Tin tôi đi, có rất nhiều vụ lừa đổi xảy ra “đố ai mà biết được” những người này là thật hay giả,món đồ này tất nhiên là sẽ được chuyên gia đánh giá, nhưng vẫn có hàng tá vụ lừa gạt từ Đông sang Tây, từ bảo tàng Chicago đến Smithsonian và hàng tá vụ kinh điển khác nữa.
2. Ý NGHĨA LỊCH SỬ 🗿
Món đồ đó có thể trong thời gian lịch sử nào đó, gắn liền với một sự kiện nào đó và độ hiếm của món đó “bản giới hạn”, có bao nhiêu vật được tạo ra.
ĐỂ DỄ HIỂU HƠN THÌ TÔI SẼ CHO CÁC BẠN MỘT VÍ DỤ :
Vào năm 1943 – 1944 khi mà sự khan hiếm của đồng xuất hiện,Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định giảm phần % nguyên liệu đồng và thay vào đó là thép. Nhưng vì một số trục trặc khi đã cho ra các bản thay thế, nên việc thay đổi đã dừng lại. Trong khoảng thời gian thay đổi vật liệu, các phôi kim loại tròn để dập tiền (đồng lẫn thép) đều giữ lại cho năm sau. Vì thế năm 1943 có 40 xu đồng ra đời và 35 xu thép được ra đời năm 1944 sau đó.
Vì thế,75 xu này trở nên nổi tiếng vì độ hiếm cũng như yếu tố lịch sử (mỗi xu đồng sản xuất năm 1943 có giá giao động từ 150.000 đến 200.000 mỹ kim và 75.000 đến 110.000 đối với đồng còn lại)
3. CẢM XÚC 💖
Thôi nào “chúng ta đều thừa biết EQ chiếm tận 75% trong mỗi chúng ta mà”, có thể chỉ đơn giản là sự yêu thích, cảm xúc khi nhìn thấy đồ vật và nó khiến các nhà sưu tầm chấp nhận chi vượt mức để sở hữu chúng.
4. TÌNH TRẠNG 👀
Món đồ cũng có thể dựa vào tình trạng để người sưu tầm có thể mua chúng (đối với đồ sưu tầm thông minh NFT “có lẽ là không” vì chúng luôn mới mà) nhưng mà dù sao thì chúng ta đều biết tình trạng đồ vật rất quan trọng trong việc định giá mà có phải không?
Ngoại trừ chúng tồn tại duy nhất trên đời này…
5. TÍNH HOÀN CHỈNH CỦA BỘ SƯU TẬP 👨‍👨‍👧‍👧
Người sưu tầm sẽ không thể nào không phấn khích khi họ cố gắng hoàn chỉnh bộ sưu tập của mình bằng mọi giá (nếu mức độ cảm xúc vượt trên tất cả).
Kết Luận :
Đấy! bạn thấy đó NFT có thể có giá trị hoặc có thể không đều hoàn toàn phục thuộc vào mức độ giá trị mà chính chúng ta gán cho nó. Bạn sẽ không thật sự hiểu được tại sao người ta có thể chi những khoản đó nếu không thuộc “vũ trụ sưu tầm”, nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì những yếu tố trên cũng 1 phần nào thể hiện được giá trị NFT, chỉ khác hơn là NFT quá thông minh mà thôi!
Cùng chờ phần tiếp theo để xem NFT thông minh hơn những gì chúng ta thấy như thế nào nhé

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.