BANK RUN VÀ CÁC SỰ KIỆN TRONG LỊCH SỬ

Trong thời gian gần đây, các bạn sẽ thường xuyên nghe đến thuật ngữ 'Bank Run' liên quan đến sự sụp đổ của FTX và Alameda Research. Vậy thuật ngữ 'Bank Run' là gì?


Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thuật ngữ trên cùng với các sự kiện bank run trong lịch sử có liên quan đến thị trường tài chính truyền thống ở 🇻🇳 Việt Nam cũng như trong thị trường Crypto nhé.
-----------------------------------------
BANK RUN LÀ GÌ?
Bank Run hay còn gọi là 'rút tiền hàng loạt'
Đây là hiện tượng xảy ra khi rất nhiều người đồng loạt rút tiền gửi khỏi ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác. Nguyên nhân là do sự lo ngại các ngân hàng đang rơi vào tình trạng khó khăn, mất khả năng thanh khoản hoặc sắp phá sản.

CÁC SỰ KIỆN BANK RUN TRONG LỊCH SỬ:
Thị trường tài chính truyền thống ở Việt Nam 🇻🇳
👉Vào tháng 10/2003, trong giới ngân hàng có một tin đồn tổng giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) khi đó đã bỏ trốn. Sau khi tin tức này bùng phát với tốc độ chóng mặt tại tp. HCM. Người dân hoảng hốt đổ xô tới rút tiền tại các phòng giao dịch của ngân hàng ACB. Đỉnh điểm là khi người dân xếp hàng tới tận nửa đêm để đòi lại các khoản tiền mình đã gửi tại ngân hàng. Chỉ trong một thời gian ngắn, hơn 900 tỷ đồng (ở thời điểm cách đây mười năm) đã bị rút ra. Ngân hàng ACB đứng trước khả năng không còn đủ tiền mặt để chi trả cho khách hàng, và nếu không có sự can thiệp kịp thời và mạnh mẽ của NHNN, nguy cơ về sự sụp đổ của ACB, một sự kiện có thể châm ngòi cho một phản ứng domino sẽ tác động cực kỳ nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam, là không phải không được tính đến.

👉Hay mới đây nhất là sự kiện của ngân hàng SCB
Sáng 8/10, thông tin bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam chính thức được công bố, thì người dân đổ về các chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) để rút tiền diễn ra rầm rộ.
Tuy nhiên, NHNN đã có thông cáo báo chí liên quan đến hoạt động của Ngân hàng SCB. Theo NHNN, vào ngày 7/10, trên mạng xã hội lan truyền thông tin tiêu cực về SCB, dẫn đến hiện tượng một số người dân rút tiền trước hạn.

Thị trường Crypto
Trong năm nay đã xảy ra 3 case bank run lớn trong thị trường crypto.

👉Three Arrows Capital
Sự kiện của LUNA cũng tác động đến 3AC, khiến 3AC mất 600M USD. Để gỡ lại số tiền đã mất, 3AC đã đầu tư rất nhiều. Một trong số đó là đầu tư vào stETH với kì vọng stETH sẽ 'bay'. stETH là token đại diện cho lượng ETH được staking trên Lido Finance và stETH được chốt tỷ giá 1:1 so với ETH. Khi stETH mất chốt và rơi về mức 0,97, 1 quỹ lớn là Alameda Research đã swap stETH về ETH. Chính điều này đã tạo hiệu ứng khiến các quỹ đầu tư khác tìm cách tháo chạy khỏi stETH, khiến giá của stETH bị giảm nghiêm trọng. Cuối cùng, 3AC đã phải nộp đơn phá sản, kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chủ nợ như Voyager Digital, Genesis, BlockFi v.v

👉Celsius
Một sự kiện khác liên quan đến Celsius - nền tảng cho vay tiền điện tư, khi họ đột ngột thông báo rằng sẽ tạm ngưng các hoạt động rút tiền trên ứng dụng do thị thị trường đang đi xuống. Các tin đồn về việc Celsius đang trên bờ vực phá sản được lan truyền nhanh chóng. Hệ quả, làn sóng rút tiền để bảo vệ tài sản cá nhân của người dùng ập đến.

👉FTX và Alameda Research
Hay mới đây nhất là sự kiện của sàn FTX và quỹ Alameda Research. Với sự mập mờ thiếu minh bạch trong bảng cân đối tài chính của Alameda Research cùng với những bài viết nghi ngờ về nguy cơ phá sản của Alameda Research đã kích hoạt 1 sự sụp đổ. Số lượng người dùng rút tiền ra khỏi FTX tăng đột biến. Sàn FTX phải đối mặt với sự thiếu hụt tiền để trả cho người dùng. Hệ quả, FTX và Alameda Researchd đã phải nộp đơn xin phá sản, giá FTT tụt dốc, hàng loạt người dùng bỗng trở thành chủ nợ bất đắc dĩ khi không thể rút được tiền.

-----------------------------------------
Bài học rút ra?
1. High Risk High Return
Lợi nhuận cao sẽ luôn đi kèm với rủi ro cao. Do đó, khi bạn chấp nhận gửi tiền vào các nền tảng DeFi có lãi suất lên đến >20% thì bạn cũng phải chấp nhận luôn luôn có rủi ro đi kèm.

2. Đừng tin 'bố con thằng nào'
Khi đầu tư vào bất kì dự án nào, bạn cũng cần phải tìm hiểu thật kĩ thông tin về dự án đó, theo sát quá trình hoạt động để có thể xử lý kịp thời. Đặc biệt cẩn trọng khi giao dịch đòn bẩy, và quan trọng hơn hết là không ngừng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm đầu tư, cũng như biết cách quản trị rủi ro và dòng vốn của mình. Đừng quá tin 100% vào bất kì ai.

Bạn nghĩ sao về các sự kiện Bank Run đã xảy ra? Liệu sự kiện này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới đặc biệt là trong thị trường DeFi Crypto? Hãy bình luận bên dưới nhé 😁
---------------------------------------


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.